Thông gió tự nhiên cho nhà phố và giải pháp

Thông gió tự nhiên luôn là mối quan tâm hàng đầu khi thiết kế nhà ở.

Đặc biệt khi Việt Nam nằm trọn trong vùng khí hậu nhiệt đới, vị trí địa lý sát biển nên chịu ảnh hưởng nhiều từ các khối gió mùa. Hơn nữa, loại hình nhà ống rất phổ biến ở Việt Nam.

Tuy nhiên do diện tích chỉ từ 50-100m2, hơn nữa lại cắt giảm không gian sân vườn khiến căn nhà thiếu sáng thiếu gió, giảm chất lượng cuộc sống.

Đừng quá lo lắng, Green Tiles sẽ cùng bạn đưa ra giải pháp.

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua
Giảm bức xạ mặt trời, thông gió và hệ thống làm mát

THÔNG GIÓ LÀ GÌ?

Thông gió là sự điều hướng có chủ đích của không khí xung quanh vào một không gian, chủ yếu là để kiểm soát chất lượng không khí bằng cách pha loãng và thay thế không khí ô nhiễm trong nhà.

Có hai phương pháp thông gió chủ yếu là thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức.

1- Thông gió tự nhiên: 

Là cách làm cho không khí được lưu chuyển từ ngoài vào trong một không gian một cách tự nhiên không cần sử dụng các thiết bị cơ khí, chẳng hạn như quạt.

Các dạng của thông gió tự nhiên là thông gió từ áp lực nhiệt – Thermal force (lợi dụng sự lưu thông gió tạo nên bởi áp suất không khí) và thông gió từ áp lực gió – Wind force, gió xuyên phòng với nguyên tắc là cửa đón gió (tốt nhất ở hướng gió mát chủ đạo) và cửa thoát gió nằm ở hai mặt nhà khác nhau (tốt nhất là mặt đối diện).

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua
Thông gió xuyên phòng tối ưu khả năng làm sạch không khí

2- Thông gió cưỡng bức: 

Là quá trình thông gió bằng các thiết bị cơ khí như quạt, máy lạnh .. Tuy nhiên điều này thường đi kèm với chi phí năng lượng cao, không bền vững.

GIẢI PHÁP THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN

Qua định nghĩa về thông gió tự nhiên đã nêu ở trên, chúng ta sẽ áp dụng hai dạng thông gió cho ngôi nhà, tùy vào điều kiện cụ thể có thể áp dụng vào thiết kế.

1- Thông gió tự nhiên từ áp lực nhiệt – Thermal force

Đây là dạng cơ bản nhất mà các nhà ống vẫn hay sử dụng hiện nay, đối lưu không khí được tạo ra từ chênh lệch áp suất không khí.

Gió là sự dịch chuyển các luồng khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua
Thông gió tự nhiên sử dụng áp lực nhiệt – Thermal force

Trong một không gian, cụ thể là trong công trình kiến trúc, hoạt động con người tạo ra nhiệt độ.

Nhiệt độ này làm tăng nhiệt độ không khí, nhiệt độ cao khí sẽ nhẹ và bay lên cao – hình thành vùng có khí áp thấp. Không khí lạnh bên ngoài sẽ tràn vào thế chỗ tạo nên gió.

Do đó thông thường các nhà ống vẫn có không gian giếng trời để áp dụng phương pháp này.

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua
Giếng trời đóng vai trò như cửa thoát khí trục đứng trong công trình

Tuy nhiên, nhà ống  thường chỉ có  mặt tiền, diện tích mặt tiền lại không nhiều và hay đóng kín – cửa hút gió ít nên giải pháp này chưa thực sự đem lại hiệu quả.

Do đó, nên sử dụng gạch thông gió cho mặt tiền để tối ưu  được phương pháp này, tăng diện tích hút gió đồng nghĩa với tăng lưu lượng gió tự nhiên cho công trình.

2- Thông gió tự nhiên từ áp lực gió – Wind force

Đây là giải pháp khá tốt, thông thường thông gió từ áp lực nhiệt chỉ tạo được tốc độ gió vào khoảng 0,3m/s, chưa đủ để tạo cảm giác thay đổi nhiệt.

Áp lực gió có thể tạo được tốc độ gió từ 0,5 – 2m/s.

Đây là minh họa cho Thông gió từ áp lực gió bằng thông gió xuyên phòng. Tốc độ và lưu lượng gió cũng ảnh hưởng bởi các cửa hút và thoát gió.

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua

Khi kích thước cửa hút và cửa thoát gió bằng nhau, đồng thời có vị trí ngang nhau cho lưu lượng và tốc độ thông gió trung bình.

Khi kích thước cửa hút nhỏ hơn cửa thoát gió đồng thời vị trí cửa thoát gió cao hơn cửa hút (cao hơn tạo điều kiện khí nóng nhẹ hơn dễ thoát ra) giúp lưu lượng và tốc độ gió tăng lên rất nhiều.

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua

Tuy nhiên, đây là điều khó có thể thực hiện được vì vấn đề diện tích xây dựng.

Hiếm có ngôi nhà nào có hai mặt tiền hoặc mặt hậu đủ rộng để thoát khí. Dẫu vậy không phải không có giải pháp.

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua

Với những nhà ống hẹp không có điều kiện mở cửa hút gió thì cửa sổ cũng có thể là phương án thay thế.

Nên sử dụng cửa sổ lớn ở cuối hướng gió đồng thời độ mở của cửa sổ nên đạt mức tối đa 100% để cho hiệu quả hút gió tối ưu nhất.

3- Giải pháp phối kết hợp.

Đó là kết hợp cả hai phương pháp thông gió tự nhiên từ áp lực gió và áp lực nhiệt. Giúp khả năng thông gió tốt nhất đồng thời cũng khắc phục được nhược điểm của từng phương pháp.

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua

Trong minh họa trên, có thể thấy ngoài hai phương pháp trên còn có giải pháp dùng thêm lam chắn nắng ở mặt tiền.

Trên thực tế, nếu sử dụng lam chắn nắng có chút bối rối vì khó có thể lấy được ánh sáng đủ cho không gian nội thất.

Do đó bạn có thể sử dụng gạch thông gió để thay thế, đây là vật liệu che chắn nắng tốt, khả năng lấy gió cũng đạt trên 50% và còn có tính thẩm mỹ cao.

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua

Mục đích xây gạch thông gió làm cửa hút gió là để làm nhỏ lại diện tích cửa hút gió tăng lưu lượng và tốc độ gió xuyên phòng.

Trên đây là toàn bộ chút kiến thức của chúng tôi.

Chúc bạn có một căn nhà đẹp và tiện nghi hơn.

Mọi thắc mắc hãy liên hệ chúng tôi để giải đáp.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN CÓ KIỂM SOÁT tại đây.

5 2 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đã thêm item vào giỏ hàng.
0 item -

Hotline

Chat Messenger

Chat Zalo

Địa chỉ