Tổng hợp các thông số, đặc điểm cơ bản của gạch thông gió

Gạch thông gió tuy là một vật liệu phổ biến đã lâu nhưng giờ đây lại ít người còn nhớ đến nó.

Nhiều người chỉ hình dung ra khi mô tả về một khung cửa nhỏ của phòng bếp hoặc ban công có những viên gạch thoáng nho nhỏ.

Đây là một đặc điểm đặc trưng của một nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam.

Qua thời gian, nhiều giải pháp thông gió cho công trình đã được ra đời làm cho gạch thông gió gần như biến mất.

Nhưng với sự trỗi dậy gần đây của trào lưu của những Kiến trúc sư hoài cổ, gạch thông gió trang trí dần dần lấy lại vị thế của mình.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với mọi người về lịch sử ra đời gạch thông gió, công dụng và tính năng cũng như nhiều vấn đề liên quan khác

Hãy kiên trì nhé vì có thể bài viết này sẽ rất dài.

GẠCH THÔNG GIÓ LÀ GÌ? LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua

Gạch thông gió là gì?

Gạch thông gió hay gạch bông gió là những viên gạch hình vuông có những hoa văn, họa tiết trang trí dạng rỗng giúp lấy sáng, lấy gió, trang trí.

Đây là loại vật liệu xây dựng có nguồn gốc lâu đời và được nhiều người ưa chuộng vì vẻ đẹp đơn giản cũng như nhiều tác dụng mà chúng mang lại.

Trước đây, gạch thông gió được sản xuất một cách thủ công bằng tay. Nhưng ngày nay, công nghệ hiện đại đã giúp sản xuất gạch thông gió với công nghệ ép thủy lực cho chất lượng hoàn thiện cao hơn cũng như cường độ lớn hơn.

Nguồn gốc lịch sử gạch thông gió

Cùng ngược dòng thời gian và không gian về những năm 1850 tại vùng Vivier xinh đẹp, nằm tại miền đông nam nước Pháp. Đây là vùng đất đã mọc lên những nhà máy xi măng đầu tiên trên thế giới và cũng là khởi nguồn của gạch thông gió xi măng ngày nay.

Thủa đó, những mẫu gạch thông gió được làm hoàn toàn thủ công bằng tay với sự trợ giúp của những máy ép chạy bằng hơi nước. Hoa văn và chất lượng thời bấy giờ cũng được coi là cực kỳ tốt.

Nhờ tính thẩm mỹ cao và chất lượng của những viên gạch thông gió xi măng của người Pháp, sản phẩm này được lan rộng và phổ biến đến cả châu Âu hay thậm chí cả châu Mỹ La-tinh. Hoa văn trên gạch bông gió cũng thay đổi tùy theo văn hóa bản địa.

Vào những năm cuối thế kỷ 19, gạch thông gió đã theo chân người Pháp đặt chân đến Việt Nam. Lúc này, trong rất nhiều công trình do người Pháp xây dựng, ngoài phong cách kiến trúc Pháp đặc trưng ta vẫn thường thấy, đây đó vẫn xuất hiện những mảng gạch thông gió xi măng bắt mắt.

CÔNG DỤNG CỦA GẠCH THÔNG GIÓ

Vừa nghe qua cái tên thì chắc hẳn mọi người cũng biết gạch thông gió có tác dụng như thế nào rồi phải không?

Nhưng không chỉ có thế thôi đâu, đây là loại vật liệu có nhiều hơn một tác dụng là thông gió đấy.

1- Thông gió

Với các thiết kế theo phong cách hiện đại ngày nay và phần lớn nhà cửa ở các thành phố lớn đều xây theo kiểu nhà lô phố, thì thông gió ra sao cho hiệu quả là một vấn đề rất đau đầu.

Thông thường, có hai cách thông gió là thông gió cưỡng bức và thông gió tự nhiên.

Thông gió cưỡng bức là giải pháp dùng các thiết bị cơ khí như quạt, máy lạnh để điều hướng không khí có chủ đích. Nhằm mục đích là pha loãng và thay thế không khí ô nhiễm trong nhà bằng không khí sạch tự nhiên.

Tuy nhiên, thông gió cưỡng bức là một giải pháp bất đắc dĩ khi diện tích tiếp xúc các mặt nhà với không gian bị hạn chế. Hơn nữa, đây là một giải pháp khá tốn kém và không bền vững.

Gạch bông gió là một trong những giải pháp hướng đến việc thông gió tự nhiên. Với nguyên lý cơ bản là thông gió bằng áp lực gió (wind force) hay còn gọi là gió xuyên phòng.

Trong giải pháp này, nguyên tắc được đặt ra là cửa lấy gió và cửa thoát gió nằm ở hai mặt nhà đối diện nhau. Cửa lấy gió tốt nhất nên ở hướng gió mát chủ đạo (Đông Nam), và gạch bông gió khi đó có thể thi công thành một mảng mặt tiền lớn ở cửa này để đón gió hiệu quả.

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua
Một ví dụ đơn giản về lấy gió tự nhiên bằng áp lực gió – wind force

2- Lấy sáng

Với thiết kế hoa văn rỗng, gạch thông gió là vật liệu hoàn hảo để lấy ánh sáng và trang trí mặt tiền.

Chưa kể, với những khoảng thời gian khác nhau trong ngày, bóng đổ của gạch thông gió vào trong nội thất trong ngôi nhà bạn sẽ cực kỳ độc đáo và lạ mắt.

Một ưu điểm khác của gạch thông gió so với kính thông thường là hạn chế ánh sáng trực tiếp vào không gian nội thất. Ngoài ánh sáng trực tiếp xuyên qua các khoảng rỗng của hoa văn, không gian nội thất còn nhận được ánh sáng tán xạ.

Việc trong không gian nhận được cả ánh sáng trực tiếp và ánh sáng tán xạ giúp con người sẽ không cảm thấy gay gắt và khó bởi tia nắng trực tiếp, trong khi vẫn nhận được độ sáng cần thiết.

3- Chắn nắng

Với những căn hộ, nhà lô không may mắn có được mặt tiền hướng về hướng gió tốt chủ đạo là Đông Nam, thay vào đó lại là phía Tây thì việc bị chiếu sáng gay gắt vào những buổi chiều mùa hè là nỗi ác mộng.

Giải pháp thường thấy là dùng lam chắn nắng hoặc dùng rèm. Lam chắn nắng kim loại có ưu điểm riêng nhưng lại không thể lấy đủ ánh sáng vào trong không gian.

Sử dụng gạch thông gió lúc này lại trở nên vượt trội hơn. Ngoài việc cản bớt ánh nắng, giảm bức xạ trực tiếp, lấy đủ ánh sáng cho không gian ra. Thì cả không gian trong lẫn hình thức mặt tiền đều có nét đẹp riêng.

Không gian nội thất sẽ được trang trí bằng bóng đổ gạch bông gió trong khi hình thức mặt tiền nhìn thanh thoát và dễ chịu hơn là những mặt tiền dùng lam chắn nắng và phủ kính che rèm.

4- Gạch thông gió dùng để trang trí

Tất nhiên rồi, phải đẹp thì chúng ta mới sử dụng. Ngoài những công dụng ở trên, trang trí là một công dụng khác của gạch thông gió khiến chúng giờ đây lại được ái mộ trở lại sau một thời nguội lạnh.

Ngoài mặt tiền, gạch bông gió có thể dùng để trang trí ban công, vách ngăn nội thất, hàng rào, cầu thang .. và còn rất nhiều vị trí khác nữa. Tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của người Kiến trúc sư hoặc chính chủ nhân ngôi nhà.

Xem thêm: Ưu nhược điểm của gạch bông gió

ỨNG DỤNG CỦA GẠCH THÔNG GIÓ

Gạch thông gió hiện nay với phương pháp sản xuất hiện đại và đa dạng các thiết kế nên ứng dụng của chúng cũng đa dạng hơn. Dưới đây là một vài ứng dụng phổ biến của gạch thông gió.

1- Trang trí mặt tiền

Ứng dụng phổ biến này thì không cần phải nói quá nhiều. Việt phối nhiều mẫu hay đơn thuần chỉ sử dụng duy nhất một mẫu gạch cho măt tiền là cách mà nhiều ngôi nhà lựa chọn.

Không chỉ những ngôi nhà có mặt tiền hướng Tây, giờ đây kể cả những ngôi nhà có hướng gió đẹp cũng sử dụng loại gạch này để trang trí mặt tiền và tăng khả năng đón gió tự nhiên.

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua

2- Hàng rào

Ứng dụng của gạch thông gió vào hàng rào đã xuất hiện từ trước đây rất lâu rồi. Hiện tại, tuy những ngôi nhà ở thành phố bây giơ không còn nhiều không gian cho hàng rào nữa.

Nhưng tại một số ngôi nhà có nhiều không gian hơn một chút, thì cũng không bỏ lỡ cơ hội này để cho mẫu gạch huyền thoại này vào làm đểm nhấn cho ngôi nhà của mình.

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua

gach-trong-co-8-lo

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua

3- Vách ngăn trang trí

Vách ngăn trang trí trước đây hay được dùng bằng gỗ CNC hoặc sắt CNC. Nhưng thời gian gần đây, vách ngăn trang trí bằng gạch bông gió xuất hiện ngày một nhiều hơn.

Lý do cũng dễ hiểu vì gạch thông gió không khó để xây. Và với vẻ đẹp hoài cổ không lẫn vào đâu được thì gạch bông gió vẫn có một chỗ đứng nhất định trong tim người Việt Nam.

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua

4- Lan can, ban công

Lan can ban công cũng là một chức năng trong ngôi nhà có thể sử dụng gạch thông gió. Với độ dày 6,5cm và có rãnh cốt thép, gạch thông gió của Green Tiles hoàn toàn có thể thi công được những mảng lan can hoặc ban công có độ an toàn cao.

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua

5- Lát sân với gạch trồng cỏ

Gạch trồng cỏ trước đây hay được sử dụng để lát sân và đồng thời có thể trồng cỏ. Tuy nhiên, do sự đặc sắc của mẫu gạch này nên giờ đây, ngoài chức năng lát sân trồng cỏ. Các mẫu gạch trồng cỏ còn có thể được sử dụng như gạch thông gió hoặc ốp vào tường trang trí.

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua

6- Gạch thông gió chắn mưa, lấy sáng

Với mẫu gạch thông gió chắn mưa kiểu cổ điển – hay còn gọi là gạch thông gió bánh ú – chúng ta hay sử dụng ở những mảng tường không phải là mặt tiền chính.

Chủ yếu với mẫu gạch này, chúng ta hay sử dụng trong các mặt tường đằng sau khối nhà ống hoặc tại các khoảng không gian giếng trời.

Tuy nhiên, mẫu gạch bánh ú trước đây có nhược điểm là hoàn thiện không được đẹp và khả năng lấy sáng hạn chế. Gạch thông gió Green tiles đã phát triển mẫu gạch thông gió chống hắt lấy sáng khắc phục được cả hai nhược điểm trên.

gach-thong-gio-chong-hat-2048x882
Bên trái là mẫu gạch thông gió bánh ú cổ điển và bên phải là mẫu gạch thông gió chống hắt mưa hiện đại

Ứng dụng của gạch thông gió chống hắt trong công trình. Ảnh dưới.

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua

Xem thêm: Thư viện ảnh Ứng dụng của gạch thông gió trong thiết kế

KÍCH THƯỚC GẠCH THÔNG GIÓ

Thông thường, kích thước của gạch bông gió sẽ là hình vuông 20x20cm, tuy nhiên với kích thước này khi có thêm 1cm mạch vữa giữa các viên gạch, 1 mét dài gạch thông gió sẽ có chiều dài hơn 1 mét trên thực tế sau khi thi công.

Vì lý do đó, Green Tiles Việt Nam cho ra đời các mẫu gạch thông gió với kích thước 19x19cm. Với kích thước mới này, sau khi thi công có mạch vữa, chiều dài 1 mét gạch thông gió sẽ là 1m đúng. Điều này thuận lợi hơn cho việc tính toán khối lượng gạch theo m2.

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua

Với tất cả các đơn hàng của chúng tôi, chúng tôi đều sẽ tặng thêm ke chữ thập loại 1cm, giúp thi công dễ dàng cũng như đảm bảo kích thước mạch vữa đồng đều. Với mạch vữa đều, mảng tường gạch thông gió khi hoàn thiện sẽ có độ nhất quán và tính thẩm mỹ cao hơn.

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua

Về độ dày, các mẫu gạch thông gió thông thường mã TG sẽ có chiều dày chính là 6,5cm, và 6,8 cm cho các mẫu gạch có hoa văn nổi.

Với chiều dày khiêm tốn này, chúng tôi đã cải tiến những mẫu gạch thông thường thành gạch thông gió có rãnh. Khi thi công những mảng tường lớn vượt khẩu độ, thi công có cốt thép sẽ giúp mảng tường gạch bông gió chắc chắn và an toàn hơn.

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua

Với những mảng tường lớn có chiều cao vượt khẩu độ các tầng như ảnh trên, thi công gạch thông gió có cốt thép gần như là điều bắt buộc. Việc sử dụng cốt thép cũng đơn giản hơn so với việc sử dụng lập là thép như thi công các mẫu gạch thông gió không có rãnh như trước đây.

Về kích thước cốt thép, có thể sử dụng thép từ phi 8 – phi 12, tùy vào kích thước mảng tường. Về chi tiết phương pháp thi công gạch thông gió, chúng tôi sẽ dành một bài viết khác để trình bày chi tiết hơn.

gach-thong-gio-ha-noi-gach-thong-gio-chan-mua

Một số mẫu gạch thông gió với phong cách gạch từ Hàn Quốc, chiều dày cũng đa dạng hơn, và phần lớn với chiều dày từ 10-14cm. Những loại gạch này không cần cốt thép do có bề dày gạch lớn nên diện tích tiếp xúc giữa các viên gạch là đủ lớn để không cần phải sử dụng thêm cốt thép.

Ngoài các mẫu gạch kích thước 19x19cm, chúng tôi còn cung cấp các mẫu gạch với nhiều kích thước đa dạng 19x19x14cm, 39x19x100cm, 28x28x8cm …

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết phương pháp thi công gạch thông gió

BÁO GIÁ GẠCH THÔNG GIÓ  TẠI HÀ NỘI

Trung bình, giá gạch thông gió tại Hà Nội có giá từ 350k-450k/m2 tùy mẫu mã và các tùy chọn về màu sắc. Với một sản phẩm vừa đóng vai trò là che chắn và dùng vào mục đích trang trí thì mức giá này khá phổ biến và chấp nhận được.

Quý khách hàng có yêu cầu nhận báo giá vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ số hotline để được tư vấn nhanh nhất.

FAQ – GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

1- Giá gạch bông gió trang trí là bao nhiêu?

Gạch thông gió trang trí với chất liệu xi măng có giá từ 16.000 – 22.000/viên tùy theo mẫu gạch, kích thước gạch.

Gạch bông gió xi măng trắng có giá từ 22.000-29.000/viên tùy mẫu gạch và kích thước.

2- Mua gạch thông gió ở đâu?

Quý khách có thể mua gạch bông gió xi măng ép thủy lực chất lượng cao, giá rẻ tại Gạch thông gió Green Tiles. Chúng tôi có chính sách vận chuyển toàn quốc.

Địa chỉ mua gạch thông gió:

LỜI KẾT

Trên đây là toàn bộ những thông tin tóm tắt về gạch thông gió mà nhiều quý khách hàng và đối tác thường tìm hiểu.

Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, vui lòng bình luận đưa ra câu hỏi hoặc gọi điện đến số Hotline, chúng tôi hân hạnh được tư vấn cho Quý khách.

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

4 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đình Trọng
Đình Trọng
4 năm trước

Bài viết khá chi tiết, cảm ơn đã chia sẻ

Hoai Pi
Hoai Pi
4 năm trước

Gui minh bao gia gach thong gio nhe

Đã thêm item vào giỏ hàng.
0 item -

Hotline

Chat Messenger

Chat Zalo

Địa chỉ