Nhắc đến nhà trọ ở Việt Nam, có lẽ chúng ta chỉ nghĩ tới những xóm trọ nhà cấp 4, hay xịn xò hơn chút là trong nhà tầng, hoặc chung cư mini.
Nhưng không! Nếu tôi giới thiệu với các bạn một công trình đặc biệt với vách ngăn bằng gạch bông thông gió này thì có lẽ bạn sẽ có góc nhìn khác về cái gọi là “nhà trọ”.
Và không dài dòng nữa, xin giới thiệu với các bạn đây là công trình nhà trọ xịn xò nhất mà tôi từng biết.
Thông tin dự án: Bioclimatic and Biophilic Boarding House
- Địa điểm: Surabaya, Indonesia
- Thiết kế: Andyrahman Architects
- Nguồn: Archdaily
Ở một công trình với mục đích cho thuê phòng theo dãy trong một khu đất không khác gì mấy đất chia lô như ở Việt Nam thì làm sao để có đủ ánh sáng tự nhiên cho toàn bộ các phòng trọ là yếu tố tiên quyết được đặt lên hàng đầu.
Giải pháp được các Kiến trúc sư đưa ra là ngoài bố trí giếng trời ở trung tâm, các vị trí như mặt tiền, vách ngăn, hàng rào đều được sử dụng vật liệu gạch thông gió với mục đích lấy sáng, lấy gió.
Ngay từ cổng vào là không gian để xe dành cho khách trọ, một hàng rào gạch thông gió được xuất hiện giúp lấy sáng vào không gian bên trong mà vẫn đảm bảo yếu tố an ninh.
Các bạn có thể tham khảo ngay mẫu gạch tương tự như trên của Green Tiles tại đây.
Khoảng thông tầng cầu thang cũng được sử dụng mẫu gạch bông thông gió tương tự để ngăn cách không gian.
Với một đất nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam thì các kiến trúc sư ở Indonesia cũng rất chú trọng đến thiết kế kiến trúc xanh Biophilic Design.
Họ muốn những người sinh sống trong khu trọ này được thực sự hòa mình với thiên nhiên, ánh sáng, gió trời trong lành và gạch bông thông gió là vật liệu giúp họ đạt được điều đó.
Đây là không gian công cộng dành cho việc giao lưu, kết nối giữa các thành viên trong khu trọ nằm ngay dưới giếng trời.
Cá nhân chúng tôi cho rằng không gian này nếu thêm được nhiều khoảng xanh cây cối nữa thì có lẽ là sẽ tốt hơn là khoảng sân khô khan với sỏi này.
Lên đến không gian tầng 2, tiếp tục là các vách ngăn gạch bông thông gió để lấy sáng.
Nhưng chưa hết, ở mảng tường phía trên cùng, không chỉ là gạch bông thông gió mà buộc phải sử dụng một loại gạch khác vừa có khả năng lấy gió mà lại không bị mưa hắt.
Không gì khác, đó chính là mảng gạch thông gió chống mưa hắt kiểu hiện đại được sử dụng tại tầng tum của công trình.
Không có ý chê bai.
Tuy nhiên, nếu các bạn sử dụng đến mẫu gạch thông gió chắn mưa của Green Tiles cho các mảng tường với mục đích tương tự thì các bạn sẽ có một sản phẩm với chất lượng hoàn thiện cao hơn rất nhiều so với công trình này.
Nếu bạn lo lắng không biết liệu hiệu quả lấy sáng có còn nữa không thì đây chính là câu trả lời.
Một lần nữa, tôi vẫn thấy là công trình này nên thêm nhiều mảng xanh hơn nữa vào để có thể cân bằng lại cảm giảm thô cứng, khô khan từ những vật liệu bê tông, sắt thép.
Nếu bạn đang chuẩn bị xây nhà thì đây có lẽ là lưu ý dành cho bạn.
Ngoài ra, các không gian phòng trọ cũng được thiết kế đơn giản, hiện đại mà vẫn khá chỉn chu, bắt mắt